Quy Trình Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Đạt Chuẩn Với 6 Bước
hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

6 Bước Xây Dựng Quy Trình Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Đạt Chuẩn

Shop Cloud 20 Tháng Ba, 2024
0
(0)

Việc xây dựng quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua hàng. Một quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng chuẩn không chỉ dừng lại ở bước “tìm kiếm” mà còn phải chú trọng tới hoạt động “chăm sóc”“tạo dấu ấn” với khách hàng. Vậy thế nào là một quy trình “chuẩn”, trong bài viết này, Shop Cloud sẽ chia sẻ đến bạn 6 bước xây dựng một quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng đạt chuẩn.

1. Tầm Quan Trọng Của Việc Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng

Tầm quan trọng của việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Tầm quan trọng của việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chúng ta cần phải hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của nhóm đối tượng khách hàng này đối với doanh nghiệp.

1.1. Gia Tăng Doanh Số Bán Hàng

Khách hàng tiềm năng là những đối tượng có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Lý do họ chưa mua sản phẩm có thể là do họ cần tìm hiểu thêm thông tin, hoặc do họ chưa biết đến sản phẩm của bạn. Do đó, nếu biết cách tìm kiếm và thuyết phục nhóm đối tượng này mua hàng, tỉ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng sẽ tăng cao. 

1.2. Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Marketing

Việc xác định chính xác nhóm khách hàng tiềm năng là một tiêu chí để doanh nghiệp đánh giá mức độ thành công của hoạt động Marketing. 

Cụ thể, nếu tỷ lệ chuyển đổi cao, doanh số gia tăng chứng tỏ các chiến dịch Marketing đã tiếp cận được đúng đối tượng. Ngược lại, nếu tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng không ổn định thì rất có khả năng là do team Marketing đã thất bại trong việc tìm kiếm và xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

1.3. Là Kênh Marketing Không Tốn Phí

Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp làm hài lòng nhóm khách hàng tiềm năng, họ sẽ nhanh chóng chuyển thành khách hàng chính thức. Khi đó, họ sẽ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn đến gia đình, bạn bè xung quanh và thuyết phục họ dùng thử. 

Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần thực hiện chăm sóc khách hàng để giữ mối quan hệ và tạo thiện cảm cho khách.

1.3. Tăng Số Lượng Khách Hàng Trung Thành Cho Doanh Nghiệp

Khi nhóm khách hàng tiềm năng có được những trải nghiệm về sản phẩm/dịch vụ đáp ứng những gì họ mong đợi thì thiện cảm giành cho doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên. Từ đó, họ cũng sẽ tin tưởng và tiếp tục chi trả để sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp và trở thành những khách hàng trung thành.

2. 6 Bước Xây Dựng Quy Trình Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Hiệu Quả

6 bước xây dựng quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả

6 bước xây dựng quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả

2.1. Bước 1: Nghiên Cứu Chân Dung Khách Hàng Tiềm Năng

Bước đầu tiên trong quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng đó chính là nghiên cứu và xác định chân dung khách hàng. Bạn có thể xây dựng chân dung khách hàng dựa trên các đặc điểm về nhân khẩu học, địa lý, hành vi, tâm lý… Hoạt động này cho phép doanh nghiệp hiểu khách hàng ở mức độ sâu hơn. Qua đó, giúp xác định yếu tố quan trọng đối với khách hàng: vị trí, giá cả, dịch vụ khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược tiếp cận phù hợp. 

Để xác định được chân dung khách hàng, doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu, phân tích về đặc thù của sản phẩm/dịch vụ của mình. Những sản phẩm/dịch vụ này sẽ phù hợp với ai, đáp ứng nhu cầu nào của khách hàng.

Ví dụ: Đối với sản phẩm là mỹ phẩm chống lão hóa, doanh nghiệp có thể hướng tới nhóm khách hàng nữ từ 25 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cân đối dựa chân giá thành của sản phẩm. Để xác định được doanh nghiệp hướng tới phân khúc khách hàng bình dân hay cao cấp.

2.2. Bước 2: Nghiên Cứu Thị Trường Và Đối Thủ Cạnh Tranh

Nghiên cứu thị trường và nghiên cứu đối thủ là những đầu việc không thể bỏ qua trong quy trình tìm kiếm khách hàng.

Nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý khách hàng và thị hiếu về dòng sản phẩm.

Để nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể lựa chọn phân tích theo mô hình PEST (Political, Economic, Social, Technology). Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ nắm rõ về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ có liên quan đến lĩnh vực, ngành hàng của mình. Qua đó, đưa ra các chiến lược phù hợp với thị trường.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ sẽ giúp bạn hiểu khách hàng hơn mà còn mang tới những cách để nâng cao trải nghiệm của khách hàng và mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

Để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn có thể nghiên cứu một số thông tin như:

  • Thông tin tổng quan: lịch sử hình thành, đội ngũ lãnh đạo, quy mô công ty, thị phần, tình hình tài chính, tình hình tuyển dụng…
  • Sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ cung cấp: đặc điểm, tính năng, phân khúc giá cả, điểm mạnh và hạn chế…
  • Mạng lưới sản phẩm/dịch vụ đối thủ đang phân phối
  • Các chiến lược truyền thông đối thủ đã thực hiện
  • Tệp khách hàng hiện tại: nhận thức của họ về đối thủ, khách hàng ở phân khúc nào, thường xuất hiện ở đâu…

Việc nghiên cứu toàn diện về đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Phân khúc đối thủ cạnh tranh đang hướng tới hoặc bỏ qua?
  • Khách hàng sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?
  • Định vị thị trường của đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
  • Khách hàng đang thảo luận điều gì trên Internet, những kênh mà khách hàng của đối thủ đang sử dụng nhiều nhất?
  • Doanh nghiệp có thể xác định được những điểm mạnh, điểm yếu nào qua những đánh giá của khách hàng?

Xác định điểm yếu của đối thủ sẽ giúp bạn có thể tận dụng các cơ hội mới. Tìm hiểu những gì họ làm và đã thành công. Dựa vào đó, bạn sẽ định hình được kế hoạch tiếp thị để tiếp cận với khách hàng của mình.

2.3. Bước 3: Xây Dựng Kế Hoạch Tiếp Cận Với Khách Hàng Tiềm Năng

Sau khi đã nắm bắt chính xác thông tin về chân dung khách hàng và tình hình của đối thủ, thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng. 

Trong bước này, doanh nghiệp cần phải xác định chính xác các thông tin cần thiết sau:

  • Tìm kiếm nguồn khách hàng ở đâu (mạng xã hội, Google, các sự kiện, khách hàng hiện tại…)
  • Lựa chọn kênh tiếp cận khách hàng phù hợp nhất dựa trên đặc điểm về độ tuổi, thói quen, hành vi… và xu hướng cả thị trường hiện nay 
  • Đưa ra các ý tưởng để tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng (đưa ra các chương trình khuyến mãi, tặng quà, book quảng cáo…)

Chẳng hạn: Dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp bạn là Spa, làm đẹp, thì doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng qua nền tảng mạng xã hội. Thông qua các hội nhóm trên Facebook: chăm sóc da, làm đẹp, trị mụn… Đồng thời, doanh nghiệp cần đảm bảo nội dung đăng tải cần chất lượng. Ngoài ra, nếu đối tượng khách hàng thuộc phân khúc cao hơn, thì hãy tiếp cận qua các hội thảo, sự kiện…

Xem thêm bài viết >>> Doanh Nghiệp Có Thể Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Hiệu Quả Ở Đâu?

2.4. Bước 4: Tiến Hành Các Hoạt Động Tiếp Thị, Quảng Cáo

Tiến hành các hoạt động tiếp thị, quảng cáo

Tiến hành các hoạt động tiếp thị, quảng cáo

Để nhanh chóng tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng mua hàng, các doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động Marketing và Quảng cáo. Tùy thuộc vào lĩnh vực và đặc điểm của nhóm khách hàng tiềm năng mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cách quảng bá khác nhau. 

Các hình thức Marketing và Quảng cáo thường được sử dụng gồm:

  • Tiếp thị qua các nền tảng mạng xã hội thông qua việc xây dựng fanpage, thành lập hội nhóm, sản xuất TVC, chia sẻ bài viết, video…
  • Xây dựng gian hàng trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada…)
  • Chạy quảng cáo trực tuyến trên Google, TikTok, Facebook, Youtube…
  • Booking quảng cáo trên báo chí, các kênh truyền hình
  • Quảng cáo ngoài trời 

Để nhắm đúng mục tiêu tiếp thị giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng, bạn cần lưu ý một số vấn đề:

  • Sản xuất nội dung có giá trị và nhắm đúng mục tiêu hơn bằng cách tập trung vào nhu cầu, sở thích của nhóm khách hàng bạn hướng tới.
  • Tạo những nội dung có sức ảnh hưởng thông qua những từ ngữ, thông điệp phù hợp
  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng với email, quảng cáo hiển thị hình ảnh hoặc những người có tầm ảnh hưởng.

2.5. Bước 5: Quản Lý Thông Tin Và Dữ Liệu Khách Hàng

Sau khi thực hiện các hoạt động quảng bá, doanh nghiệp sẽ thu lại được một lượng lớn thông tin và dữ liệu của khách hàng. Để thuận tiện hơn trong việc tiếp cận và tư vấn khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần thực hiện sắp xếp, lưu trữ và phân loại các dữ liệu này. 

Các doanh nghiệp có thể tự phát triển phần mềm lưu trữ khách hàng của riêng mình để thuận tiện hơn trong việc lưu trữ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các dịch vụ, phần mềm hỗ trợ quản lý thông tin khách hàng.

2.6. Bước 6: Đánh Giá Và Đo Lường Hiệu Quả Chiến Dịch

Bước cuối cùng trong quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng đó chính là đánh giá và đo lường hiệu quả chiến dịch. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp xem xét lại những sai sót khi thực hiện chiến dịch, qua đó rút kinh nghiệm cho các chiến dịch tiếp cận sau này.

Ngoài ra, việc phân tích, đánh giá hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cải thiện và tối ưu lại quy trình chăm sóc khách hàng và quản lý thông tin đạt hiệu quả cao hơn.

3. 3 Cách Xác Định Khách Hàng Tiềm Năng Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Cách xác định khách hàng tiềm năng hiệu quả cho doanh nghiệp

Cách xác định khách hàng tiềm năng hiệu quả cho doanh nghiệp

3.1. Nghiên Cứu Dữ Liệu Website

Dữ liệu truy cập website có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn rất nhiều thông tin hữu ích về khách hàng tiềm năng. Với sự trợ giúp của Google Analytics, doanh nghiệp sẽ nắm được các thông tin về nhân khẩu học của khách hàng (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí địa lý…). 

Bên cạnh đó, Google Analytics còn có thể cung cấp các thông tin như:

  • Các từ khóa mà khách hàng thường sử dụng để tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ
  • Trang đích thu hút nhiều lượt truy cập nhất trong website của bạn
  • Thời gian khách hàng truy cập vào trang nào đó trong website của bạn
  • Các nội dung trên website của bạn được nhiều người quan tâm nhất

Việc phân tích và tổng hợp các thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng khoanh vùng đối tượng khách hàng tiềm năng. Đồng thời có phương án để cải thiện nội dung website sao cho thu hút khách hàng hơn.

3.2. Nghiên Cứu, Phân Tích Lịch Sử Mua Hàng

Dựa trên lịch sử bán hàng, bạn có thể nắm rõ về nhu cầu, sở thích lượng chi tiêu trung bình và tần suất mua hàng của khách hàng. Những đối tượng có lượng chi tiêu cao và tần suất mua hàng thường xuyên chính là đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang tìm.

Ngoài ra, việc nghiên cứu lịch sử mua hàng cũng giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng thị trường và tâm lý khách hàng. Qua đó đưa ra được những phương án điều chỉnh để tối ưu sản phẩm, dịch vụ.

3.3. Nghiên Cứu Đối Thủ Cạnh Tranh

Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương tự với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp của bạn. Chính vì vậy, khách hàng tiềm năng của phía đối thủ hiển nhiên cũng là khách hàng tiềm năng của bạn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể xác định đối tượng khách hàng mà mình cần hướng đến thông qua việc phân tích và nghiên cứu đối thủ của mình.

Như vậy, qua bài viết vừa rồi, Shop Cloud đã giới thiệu về 6 bước xây dựng một quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Hy vọng với những thông tin có trong bài, bạn đọc đã nắm rõ về quy trình tìm kiếm khách hàng cũng như cách để xác định khách hàng tiềm năng.

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.