Livestream Bán Hàng Không Có Người Xem Phải Làm Sao?
hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Livestream Bán Hàng Không Có Người Xem Phải Làm Sao?

Shop Cloud 19 Tháng Tư, 2024

Livestream bán hàng không có người xem luôn là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, lẻ hoặc mới khởi nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy nguyên nhân do đâu livestream của bạn không có người xem? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Cùng Shop Cloud tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tại Sao Livestream Bán Hàng Không Có Người Xem?

Tại sao Livestream bán hàng không có người xem?

Tại sao Livestream bán hàng không có người xem?

1.1. Chọn Sai Thời Điểm Livestream

Lựa chọn thời điểm livestream phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ suất người xem livestream. Mỗi mặt hàng sẽ có khung giờ livestream không giống nhau.

Ví dụ, với mặt hàng quần áo, thời gian livestream phù hợp nhất là vào buổi tối hoặc giờ nghỉ trưa, khi mà mọi người đang rảnh rỗi. Do đó, nếu bạn lựa chọn livestream trong giờ hành chính thì rất  khó để có thể thu hút được nhiều khán giả.

Bên cạnh đó, mỗi nhóm đối tượng khách hàng cũng sẽ có khung giờ online khác nhau.

Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là nhóm khách hàng trẻ, nằm trong khoảng từ 18 – 25 tuổi thì từ sau 8 rưỡi tối là khoảng thời gian đẹp nhất. 

1.2. Lỗi Kỹ Thuật

Wifi không ổn định, thiết bị quay video hết pin, hỏng hóc hoặc chất lượng âm thanh, ánh sáng, video không tốt… là những lỗi kỹ thuật cực kỳ phổ biển mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải nếu không chuẩn bị cẩn thận trước khi live. Những lỗi này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm của khán giả khi xem livestream. Nếu chất lượng hình ảnh, âm thanh và tín hiệu đường truyền không tốt, khán giả sẽ nhanh chóng rời bỏ phòng live ngay lập tức.

1.3. Vấn Đề Bản Quyền/ Vi Phạm Chính Sách

Là một trong những hình thức bán hàng online phổ biến nhất hiện nay, livestream bán hàng cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề về bản quyền cũng như vi phạm chính sách. 

Bạn có thể bị đánh bản quyền nếu livestream những nội dung có bản quyền mà bạn không được cấp quyền sử dụng, ví dụ như phim ảnh, âm nhạc… Việc livestream trái phép có thể dẫn đến hậu quả là bị buộc ngừng phát sóng, gỡ bỏ video, khóa tài khoản… hoặc nghiêm trọng hơn là bị kiện ra tòa. 

Về vấn đề chính sách, livestream bán hàng của bạn sẽ bị nền tảng đánh giá là vi phạm chính sách nếu:

  • Sử dụng ngôn từ thô tục, xúc phạm, không phù hợp
  • Quảng cáo hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
  • Có chứa các yếu tố nhạy cảm như: bạo lực, tình dục, xúc phạm, bôi nhọ người khác…
Vấn đề bản quyền/vi phạm chính sách

Vấn đề bản quyền/vi phạm chính sách

Cũng tương tự như vi phạm vấn đề bản quyền, người dùng nếu vi phạm chính sách có thể sẽ phải nhận hình phạt từ phía nền tảng. Nhẹ thì là cảnh cáo, gỡ bỏ video, nặng thì có thể khóa kênh vài ngày hoặc khóa vĩnh viễn. Một điểm cần lưu ý nữa là một khi nền tảng đánh giá không tốt, thì kênh của bạn sau này sẽ bị hạn chế rất nhiều. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tỷ suất người xem kênh của bạn.

1.4. Kịch Bản Livestream Không Hấp Dẫn

Nội dung livestream chính là yếu tố quyết định khán giả có muốn ở lại và dành thời gian cho bạn hay không. Do đó, nếu nội dung kịch bản livestream của bạn quá nhàm chán, không có các cú hích hoặc người khuấy động bầu không khí thì rất khó để thu hút và giữ chân người xem.

Bên cạnh đó, nếu bạn không lên sẵn kịch bản livestream có thể dẫn đến hậu quả như:

  • Người chủ trì nói lan man, không đúng trọng tâm hoặc không biết nói gì, để livestream rơi vào khoảng thời gian chết
  • Người chủ trì giới thiệu thiếu thông tin/ tính năng/ đặc điểm của sản phẩm
  • Không trả lời được các câu hỏi của khán giả, không biết cách khuấy động không khí
  • Không đảm bảo được thời lượng livestream

Tất cả các hậu quả này đều có thể ảnh hưởng đến sự hứng thú của người xem, khiến họ cảm thấy nhàm chán và có thể rời phòng livestream ngay lập tức. 

1.5. Không Tương Tác Với Người Xem

Bên cạnh vấn đề về nội dung, việc tương tác với khán giả cũng là yếu tố nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Livestream bán hàng mang lại cơ hội được giao lưu với một lượng lớn khách hàng theo thời gian thực. Do đó, nếu bạn chỉ tập trung giới thiệu sản phẩm mà bỏ quên việc tương tác và giải đáp cho khách hàng, họ có thể mất kiên nhẫn và rời đi ngay lập tức.

Bên cạnh đó, ngoại hình, giọng nói, trang phục và kỹ năng giao tiếp của người chủ trì cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lượt xem của livestream. Thậm chí, nếu người chủ trì biết cách khuấy động không khí và tương tác với khán giả một cách khéo léo, hài hước thì dù nội dung có nhàm chán đến mấy, bạn vẫn có thể giữ chân khán giả. 

1.6. Sản Phẩm Lỗi Thời

Sản phẩm lỗi thời, không phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khán giả cũng là lý do khiến livestream của bạn “vắng bóng” người xem. Do đó, bạn cần phải xem xét lại xem liệu sản phẩm của mình có thực sự phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường hiện nay hay không.

Xem thêm bài viết >>> 4 Mẫu Kịch Bản Livestream Bán Hàng Tăng Tỷ Lệ Chốt Đơn Cực Khủng

2. Làm Thế Nào Để Thu Hút Khách Hàng Xem Livestream?

Làm thế nào để thu hút khách hàng xem Livestream

Làm thế nào để thu hút khách hàng xem Livestream

2.1. Xây Dựng Kịch Bản Sáng Tạo, Nội Dung Thu Hút

Để khơi gợi sự hứng thú và giữ chân khách hàng ở lại xem livestream của bạn thì kịch bản đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Để xây dựng được một kịch bản sáng tạo, có nội dung thu hút, gây ấn tượng với khán giả, bạn nên chú ý những yếu tố sau:

  • Phân tích và nghiên cứu insight khách hàng để xây dựng nội dung phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khán giả.

Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh đồ ăn healthy và đối tượng khách hàng của bạn là những người trẻ có chế độ eat clean thì bên cạnh giá cả, nhóm người này sẽ đặc biệt chú ý đến nguồn gốc sản phẩm, hàm lượng calories, hàm lượng dinh dưỡng… Do đó, khi lên nội dung kịch bản, bạn cần chú ý cung cấp đầy đủ các thông tin này.

  • Đặt tiêu đề livestream hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò của khán giả.
  • Lựa chọn khung giờ livestream phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu.
  • Xen kẽ các mini game với các phần quà thú vị nhằm giữ chân khách hàng ở lại buổi live.
  • Đưa ra các phần quà, ưu đãi và chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích thích hành vi mua hàng của khán giả.

2.2. Chuẩn Bị Đầy Đủ Thiết Bị, Công Cụ

Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, công nghệ

Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, công nghệ

Để buổi livestream diễn ra suôn sẻ, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khán giả, bạn nên trang bị đầy đủ thiết bị và công cụ hỗ trợ quay video có chất lượng tốt. Một số thiết bị cơ bản mà bạn nên trang bị có thể kể đến như:

Camera livestream

Thường mọi người sẽ sử dụng camera điện thoại để quay livestream. Tuy nhiên, nếu muốn mang lại cho khán giả những hình ảnh và khung hình sắc nét nhất, bạn nên đầu tư ít nhất một chiếc camera chuyên dụng được trang bị cổng HDMI (hoặc SDI output) kèm theo Clean Feed. Trong đó, Clean Feed có thể đảm bảo đường truyền tín hiệu của bạn luôn giữ được sự ổn định, mang lại những hình ảnh chất với chất lượng tốt nhất.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng camera điện thoại để livestream. Nhưng hãy lựa chọn dòng điện thoại có chất lượng camera tốt với độ phân giải sắc nét, đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người xem.

Microphone

Bên cạnh hình ảnh, âm thanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của khán giả xem livestream. Thông thường, chất lượng âm thanh thu trực tiếp từ camera có thể bị nhỏ và lẫn nhiều tạp âm. Vì vậy, hãy đầu từ micro có khả năng lọc tạp âm tốt để đảm bảo chất lượng âm thanh được to, rõ ràng xuyên suốt buổi livestream.

Tripod hoặc tay cầm chống rung

Hai thiết bị này có thể đảm bảo hình ảnh livestream sẽ không bị mờ hoặc rung, giúp khách hàng có thể quan sát sản phẩm một cách trực quan và sinh động nhất. 

Đèn chiếu sáng

Để đảm bảo khung hình livestream luôn sáng bừng, người chủ trì livestream cũng như sản phẩm khi lên hình lung linh và đẹp hơn, hãy đầu tư ít nhất một chiếc đèn chiếu sáng. Đây là một phụ kiện tuy nhỏ, nhưng lại đóng vai trò rất lớn đến chất lượng hình ảnh của livestream.

Đường truyền Internet ổn định

Để đảm bảo livestream không bị gián đoạn giữa chừng, hãy trang bị hệ thống mạng thật ổn định, trơn tru. Bạn có thể kiểm tra tốc độ đường truyền mạng của mình thông qua các trang web như Speedtest.net. Thông thường, để đảm bảo chất lượng cho buổi livestream, tốc độ mạng cần phải đạt ít nhất là 20Mbps trở lên.

2.3. Tích Cực Tương Tác Với Khán Giả

Tích cực tương tác với khán giả

Tích cực tương tác với khán giả

Như đã nhắc ở trên, một trong những lợi ích lớn nhất mà livestream mang lại đó chính là khả năng tương tác trực tiếp và giao lưu với người xem. Khi bạn tích cực tương tác với người xem, sẽ giúp tạo ra bầu không khí sôi động hơn cho buổi livestream, nhờ đó tăng khả năng giữ chân họ tiếp tục theo dõi phiên livestream của bạn. 

Để tăng tương tác với khách hàng, bạn có thể thử một số mẹo sau:

  • Tích cực trả lời bình luận và các câu hỏi của khán giả
  • Đặt câu hỏi cho khán giả
  • Tổ chức mini game hoặc mini test với phần quà hấp dẫn
  • Hợp tác với các Influencers, KOC để tăng tương tác, tăng độ phủ sóng cho livestream

2.4. Lựa Chọn Thời Điểm Thích Hợp

Để lựa chọn được khung thời gian phù hợp nhất, trước hết bạn hãy xác định đúng đặc điểm và chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu. Sau đó rút ra khung giờ mà họ thường xuyên online. 

Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích (Ví dụ như Google Analytics, Meta Business Suite…) để xem xét xem thời điểm website hoặc fanpage của bạn có lượng truy cập cao nhất. Đó chính là thời điểm vàng để bạn bắt đầu livestream của mình.

2.5. Thông Báo Thời Điểm Livestream

Trước khi chính thức tiến hành livestream, hãy quảng bá cho livestream của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này giúp các khán giả của bạn biết về buổi livestream và chủ động dành thời gian để vào xem.

Để thu hút sự chú ý và kích thích khán giả vào phòng live, trong bài post thông báo thời gian livestream, hãy nhấn mạnh lợi ích và quyền lợi mà khán giả có thể nhận được khi xem buổi livestream. 

Ví dụ: Giảm XX%/ tặng quà cho các khách hàng chốt đơn ngay trong livestream, xả hàng đồng giá 99K cho toàn bộ sản phẩm có trong livestream…

2.6. Sử Dụng Phần Mềm Hỗ Trợ Livestream

Để cải thiện chất lượng cũng như khắc phục vấn đề không có người xem chính, bạn có thể tìm đến các phần mềm, công cụ hỗ trợ livestream. 

Các phần mềm, công cụ này có thể mang lại nhiều lợi ích như: 

  • Đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh
  • Cung cấp các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh đẹp mắt
  • Giúp quản lý nhiều nguồn video và audio cùng lúc, cho phép người dùng có thể chuyển đổi dễ dàng giữa các nguồn video, chèn video, hình ảnh hoặc nhạc nền…
  • Cung cấp các tính năng giúp dễ dàng tương tác và kết nối với người xem. Ví dụ: tính năng chat trực tiếp, bảng câu hỏi, thăm dò ý kiến…
  • Lưu trữ lại video của buổi livestream, do đó bạn có thể chia sẻ lại video lên website hoặc các nền tảng mạng xã hội. Nhờ đó những người không thể xem trực tiếp vẫn có cơ hội xem lại livestream.
  • Cung cấp các tính năng quản lý và phân tích dữ liệu như tỷ suất người xem, tỷ lệ tương tác, thời gian xem trung bình… Qua đó, bạn có thể đánh giá hiệu quả của livestream và đưa ra chiến lược điều chỉnh để các buổi livestream trong tương lai diễn ra hiệu quả hơn.

Zalo Mini App công cụ hỗ trợ Livestream chuyên nghiệp và hiệu quả

Zalo Mini App công cụ hỗ trợ Livestream chuyên nghiệp và hiệu quả

Zalo Mini App công cụ hỗ trợ Livestream chuyên nghiệp và hiệu quả

Một trong những công cụ hỗ trợ livestream mới xuất hiện gần đây đó chính là Zalo Mini App Livestream

Một số lợi ích mà Zalo Mini App Livestream của Shop Cloud có thể kể đến như: 

  • Không mất phí hoa hồng 
  • Dễ dàng tùy chỉnh giao diện theo đặc điểm ngành hàng
  • Có thể tự thêm các tính năng tùy theo nhu cầu sử dụng và quy mô kinh doanh
  • Cho phép khách hàng trực tiếp chốt đơn trên ứng dụng, hạn chế rủi ro rò rỉ thông tin cá nhân
  • Livestream được đẩy lên server riêng giúp giảm khả năng cạnh tranh
  • Có tốc độ load nhanh hơn so với các nền tảng livestream khác

Có thể thấy, với sự trợ giúp của Zalo Mini App Livestream, các doanh nghiệp có thể cải thiện được đáng kể tình trạng livestream không có người xem.

Để lại thông tin để nhận tư vấn và bản demo Mini App Zalo miễn phí!

    3. Lời Kết

    Như vậy, qua bài viết vừa rồi, Shop Cloud đã giải đáp các lý do khiến livestream bán hàng không có người xem, đồng thời đưa ra một số phương hướng giải quyết. Hy vọng với những nội dung có trong bài, bạn đọc đã tìm được cách để khắc phục vấn đề livestream bán hàng không có người xem.