[HOT] 4 Mẫu Kịch Bản Livestream Bán Hàng Tăng Tỷ Lệ Chốt Đơn
hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

[HOT] 4 Mẫu Kịch Bản Livestream Bán Hàng Tăng Tỷ Lệ Chốt Đơn Cực Khủng

Shop Cloud 15 Tháng Tư, 2024

Kịch bản livestream bán hàng được ví như là “xương sống” của một buổi phát sóng trực tiếp. Nó đảm bảo buổi phát sóng trực tiếp được diễn ra suôn sẻ và hạn chế các lỗi không đáng có. Vậy doanh nghiệp nên bắt đầu xây dựng kịch bản livestream như thế nào? Hãy cùng Shop Cloud tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây và tham khảo 4 mẫu kịch bản livestream bán hàng đỉnh cao giúp tăng tỷ lệ chốt đơn nhé!

1. Tại Sao Nên Xây Dựng Kịch Bản Livestream Bán Hàng?

Tại Sao Nên Xây Dựng Kịch Bản Livestream Bán Hàng?

Tại sao nên xây dựng kịch bản livestream bán hàng?

Đảm bảo không bỏ sót thông tin quan trọng

Việc lên sẵn khung sườn và nội dung cho buổi livestream sẽ đảm bảo người phụ trách buổi livestream truyền đạt đủ và chính xác các nội dung, không bỏ sót các thông tin quan trọng. Đồng thời, giúp hạn chế trường hợp nói lạc đề, nói lan man không đúng trọng tâm chủ đề của buổi phát sóng trực tiếp. 

Bên cạnh đó, việc có sẵn kịch bản cũng sẽ giúp người dẫn dắt nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm buổi livestream, biết được mình nên nói gì, nên nhấn mạnh những gì và tránh nói về vấn đề gì. 

Dẫn Dắt Người Xem Tốt Hơn

Việc chuẩn bị trước kịch bản sẽ giúp người chủ trì phiên livestream có thể kiểm soát và dẫn dắt người xem tốt hơn. Tránh tình trạng trùng lặp nội dung hoặc thời gian chết trong quá trình livestream.

Tăng Sự Tự Tin Khi Livestream

Livestream bán hàng trực tuyến yêu cầu người dẫn dắt phải có sự tự tin khi giao tiếp, biết cách khuấy động không khí và tương tác với khách hàng. Việc xây dựng một kịch bản chi tiết sẽ giúp người dẫn dắt có sự chuẩn bị tốt hơn, qua đó có thể thể hiện tốt hơn khi livestream. 

Kiểm Soát Thời Lượng Livestream

Việc xây dựng một kịch bản chi tiết sẽ giúp người thực hiện livestream nắm rõ timeline chương trình. Qua đó tự ước lượng và áng chừng thời gian, đảm bảo có thể trình bày đầy đủ thông tin mà không bị cháy timeline. 

2. 5 Bước Xây Dựng Kịch Bản Livestream Bán Hàng Hiệu Quả

5 Bước Xây Dựng Kịch Bản Livestream Bán Hàng Hiệu Quả

5 Bước xây dựng kịch bản livestream bán hàng chuyên nghiệp

Bước 1: Xác Định Mục Tiêu Và Chủ Đề Livestream

Trước khi bắt tay vào xây dựng kịch bản, bạn cần phải xác định chính xác chủ đề và mục tiêu của buổi livestream. 

Thông thường, các buổi livestream bán hàng của các nhãn hàng thường sẽ nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm mới, xả hàng tồn kho, sale nhân dịp đặc biệt, chạy đà cho chiến dịch truyền thông sắp tới…

Việc xác định được mục đích và chủ đề của buổi phát sóng sẽ giúp bạn phác họa được chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu. Qua đó lựa chọn được cách quảng bá và xây dựng nội dung kịch bản phù hợp.

Bước 2: Chuẩn Bị Lời Mở Đầu Ấn Tượng

Để thu hút và giữ chân khách hàng ở lại với buổi phát sóng trực tiếp của mình thì phần mở đầu cực kỳ quan trọng. “Đầu xuôi đuôi lọt” – Nếu phần mở đầu quá nhàm chán và tẻ nhạt, khán giả sẽ dễ dàng mất kiên nhẫn và có thể lựa chọn rời phòng live ngay lập tức. Chính vì vậy, bạn cần phải cực kỳ cẩn trọng khi xây dựng nội dung mở đầu cho buổi livestream đảm bảo nó thật sự ấn tượng và cuốn hút.

Ví dụ: Bạn có thể tổ chức minigame nho nhỏ với phần quà hấp dẫn nhằm khuấy động không khí của buổi livestream, bật nhạc sôi động, trò chuyện, tương tác với khách hàng…

Trong trường hợp buổi live vẫn chưa có nhiều người vào xem, hãy trò chuyện và tương tác với khán giả với thái độ vui vẻ, tích cực, nhờ khán giả share buổi live để có nhiều người vào xem buổi livestream hơn..

Bước 3: Phát Triển Nội Dung Kịch Bản

3 yếu tố cần lưu ý khi phân bổ nội dung livestream

3 Yếu tố cần lưu ý khi phân bổ nội dung livestream

Sau khi đã xây dựng được phần mở đầu ấn tượng, bạn cần phải tiến hành phát triển nội dung của kịch bản livestream. Trong đó, có 3 yếu tố mà bạn cần phải lưu ý khi phân bổ nội dung, bao gồm:

  • Kêu gọi tương tác
  • Chia sẻ, cung cấp thông tin hữu ích về sản phẩm
  • Mini Game

Trong quá trình xây dựng nội dung chính cho buổi livestream, hãy xác định rõ nội dung cần nói cũng như thời lượng dành cho nội dung đó. Ví dụ những sản phẩm nào sẽ được giới thiệu trong buổi live, thông tin nào sẽ được đề cập đến, sản phẩm nào cần được đẩy mạnh quảng bá, mỗi sản phẩm sẽ được giới thiệu trong bao lâu…

Để buổi livestream diễn ra suôn sẻ, đảm bảo truyền đạt đủ thông tin đến khách hàng và đạt được mục tiêu ban đầu, bạn nên chuẩn bị và xây dựng phần nội dung chính thật tỉ mỉ, kỹ càng. 

Bước 4: Lên Nội Dung Giải Đáp Thắc Mắc Cho Khách Hàng

Bên cạnh việc chuẩn bị nội dung giới thiệu sản phẩm, hãy lên sẵn câu trả lời cho các thắc mắc mà khán giả có thể đưa ra trong quá trình phát sóng. Ví dụ như thông tin về sản phẩm, giá thành, phương thức vận chuyển, chính sách đổi trả hàng hóa… Đồng thời, hãy dự đoán trước những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình livestream và tìm ra giải pháp cho nó.

Đây được coi là một phần trong kế hoạch dự trù khủng hoảng có thể xảy ra trong buổi livestream, đặc biệt là trong trường hợp gặp phải những câu hỏi khó hoặc comment mang tính tiêu cực. Việc có sự chuẩn bị trước sẽ giúp bạn nhanh chóng phản ứng và đưa ra giải đáp cho khách hàng, đảm bảo không để các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến không khí của buổi phát sóng trực tiếp. 

Bước 5: Chuẩn Bị Nội Dung Kết Thúc

Trước khi kết thúc phiên livestream, hãy tóm gọn lại nội dung đáng chú ý trong buổi phát sóng cho khán giả. Ví dụ như các sản phẩm và chương trình khuyến mãi nổi bật. Thông qua đó, giúp thúc đẩy khách hàng nhanh chóng chốt đơn trước khi kết thúc buổi live.

Bên cạnh đó, hãy đưa ra lời cảm ơn cũng như gợi mở về những sản phẩm, ưu đãi hoặc phần quà khách hàng có thể nhận được trong phiên live kế tiếp. 

Xem thêm bài viết >>> Cách Livestream Bán Hàng: Bí Quyết Để Thành Công

3. 4 Mẫu Kịch Bản Livestream Bán Hàng Bạn Nên Biết

Tham Khảo 4 Mẫu Kịch Bản Livestream Bán Hàng

[Tham khảo] 4 mẫu kịch bản livestream bán hàng tăng tỷ lệ chốt đơn

3.1. Kịch Bản Livestream Bán Quần Áo

Mở đầu (5 phút)

  • Chào mừng và giới thiệu ngắn gọn về bản thân, thương hiệu và sản phẩm bạn sẽ giới thiệu trong buổi livestream.

Ví dụ: “Chào mừng quý vị khán giả đã đến với buổi livestream của [Tên thương hiệu] hôm nay. Tôi là [Tên người chủ trì], người sẽ đồng hành cùng các bạn trong buổi livestream lần này.”

  • Khuấy động bầu không khí

Để khơi gợi hứng thú và khuấy động bầu không khí trước khi chính thức bước vào phần chính của livestream, bạn có thể chia sẻ về những câu chuyện, tin tức hoặc sự kiện nổi bật có liên quan đến sản phẩm. Bạn cũng có thể lựa chọn tổ chức mini game hoặc trò chuyện cùng khách mời đặc biệt (nếu có).

Tuy nhiên, trong quá trình này, hãy chú ý giữ tương tác với khán giả thường xuyên. Đừng quá chú tâm vào bản thân và sản phẩm mà bỏ quên khán giả của mình nhé.

Giới thiệu sản phẩm (20 phút)

  • Giới thiệu và cung cấp thông tin chi tiết của sản phẩm, gồm: tên sản phẩm, nguồn gốc, thương hiệu, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, bảng size, giá cả…
  • Thông báo về các ưu đãi và chương trình khuyến mãi (nếu có)
  • Quay cận cảnh hoặc mặc thử sản phẩm để khán giả có thể nhìn rõ chi tiết
  • Nhấn mạnh các lợi ích của sản phẩm
  • Chia sẻ những đánh giá tích cực của các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm

Giải đáp thắc mắc (10 phút)

  • Dành thời gian trả lời các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm (giá cả, thời gian vận chuyển, chính sách mua hàng/ đổi trả hàng hóa…)
  • Khuyến khích khách hàng đặt câu hỏi

Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị một mini game nho nhỏ để tăng tương tác với khách hàng. 

Kết thúc (5 phút)

  • Kêu gọi hành động mua hàng bằng cách nhắc lại những lợi ích và ưu đãi mà khách hàng có thể nhận được nếu chốt đơn ngay trong livestream
  • Thông báo về buổi livestream tiếp theo, gợi ý về các sản phẩm và ưu đãi sẽ có trong buổi live kế tiếp
  • Gửi lời cảm ơn và hẹn gặp lại khán giả

3.2. Kịch Bản Livestream Bán Mỹ Phẩm

Mở đầu (5 phút)

  • Chào mừng và giới thiệu

“Chào mừng quý vị đã đến với buổi livestream của [Tên thương hiệu] ngày hôm nay!”

“Xin chào tất cả các bạn. Tôi là [Tên người chủ trì], người sẽ đồng hành cùng các bạn trong buổi livestream lần này.”

“[Tên thương hiệu] là một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng, chuyên cung cấp các sản phẩm mỹ phẩm [trình bày về đặc điểm và đặc trưng sản phẩm của thương hiệu]

“Trong buổi livestream ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sản phẩm [Tên sản phẩm]. Đây là dòng mỹ phẩm cao cấp mới được ra mắt của chúng tôi.”

  • Khuấy động bầu không khí: tương tự kịch bản livestream bán quần áo, một buổi livestream bán mỹ phẩm cũng có thể trở nên sôi nổi hơn nếu bạn tổ chức một trò chơi đơn giản (ví dụ như đoán tên sản phẩm, vòng quay may mắn…). 
  • Giới thiệu về khách mời (nếu có): để đạt được hiệu quả tương tác và lan tỏa tốt, hãy lựa chọn khách mời là người có tầm ảnh hưởng trong giới beauty blogger.

Giới thiệu sản phẩm (20 – 30 phút)

Lưu ý khi giới thiệu sản phẩm là mỹ phẩm trên livestream

Lưu ý khi giới thiệu sản phẩm là mỹ phẩm trên livestream

Đối với sản phẩm là mỹ phẩm, trong quá trình giới thiệu, bạn nên chú ý đến những yếu tố sau:

  • Nguồn gốc xuất xứ
  • Thành phần chính, công dụng và hiệu quả
  • Phù hợp với loại da nào, loại da nào không nên sử dụng
  • Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng sản phẩm (nên sử dụng ở bước nào, sử dụng như thế nào cho đúng cách)
  • Giá bán của sản phẩm và các chương trình ưu đãi nếu chốt đơn ngay trong buổi livestream

Bên cạnh đó, để người xem có cái nhìn trực quan hơn về lợi ích và công dụng của sản phẩm, người chủ trì livestream nên:

  • Thử sử dụng sản phẩm và đưa ra cảm nhận
  • Đưa ra so sánh với các sản phẩm khác trên thị trường
  • Quay cận cảnh sản phẩm và thành quả sau khi thử sản phẩm lên da để chứng minh chất lượng

Giải đáp thắc mắc (10 – 15 phút)

Tương tự như kịch bản livestream bán quần áo, hãy dành thời gian để đọc comment và giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm. 

Ngoài ra, hãy tổ chức mini game liên quan đến dòng sản phẩm bạn đang giới thiệu (hoặc liên quan đến chủ đề làm đẹp), kèm theo các quà tặng và ưu đãi hấp dẫn cho người thắng cuộc (voucher mua mỹ phẩm, tặng sản phẩm dùng thử…)

Kết thúc (10 phút)

Để chốt hạ buổi livestream, hãy tóm tắt lại về nội dung của livestream và những lưu ý quan trọng mà khách hàng cần phải nhớ khi sử dụng sản phẩm (ví dụ loại sữa rửa mặt này không nên dùng trên loại da nào, sản phẩm dưỡng da này nên dùng buổi sáng hay buổi tối…)

Cuối cùng, gửi lời cảm ơn khán giả cũng như thông báo về lần livestream kế tiếp (nếu có).

3.3. Kịch Bản Livestream Bán Đồ Ăn

Mở đầu

  • Chào mừng và giới thiệu

“Hello các bạn. Chào mừng các bạn đến với buổi livestream của [Tên thương hiệu]. Tôi là [Tên người dẫn dắt livestream] và tôi sẽ là người đồng hành cùng các bạn trong buổi livestream đặc biệt ngày hôm nay.”

“Như các bạn đã biết, [Tên thương hiệu] là một thương hiệu khá nổi tiếng, chuyên cung cấp các món ăn về [mô tả về loại hình và đặc điểm món ăn].”

“Trong buổi livestream ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về menu/ món ăn mới nhất của thương hiệu. Đó chính là [tên Menu hoặc tên món ăn].

  • Khởi động bằng một trò chơi nho nhỏ liên quan đến ẩm thực, ví dụ như đoán tên món ăn
  • Nên mời những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực ẩm thực (đầu bếp, food blogger…) để thu hút sự chú ý và tăng độ uy tín của livestream

Giới thiệu món ăn

Khi giới thiệu món ăn cho khán giả, hãy đề cập đến những chi tiết sau:

  • Tên món ăn, nguồn gốc, xuất xứ
  • Nguyên liệu chính và cách chế biến
  • Mô tả về hương vị của món ăn
  • Giá cả và chương trình khuyến mãi đi kèm (nếu có)

Đặc biệt, trong quá trình giới thiệu, hãy đảm bảo hình ảnh và video giới thiệu món ăn đủ hấp dẫn. Bên cạnh đó, hãy quay cận cảnh món ăn và đưa ra cảm nhận chi tiết về hương vị của món ăn nhằm kích thích vị giác của khán giả, kích thích họ chốt đơn ngay lập tức.

Ngoài ra, hãy chia sẻ thêm về kinh nghiệm và bí quyết nấu ăn đơn giản, hoặc cách để kết hợp món ăn bạn đang giới thiệu với những món ăn kèm khác. 

Kêu gọi khán giả hành động

Sau khi đã giới thiệu xong về những thông tin cơ bản về món ăn, bước kế tiếp, bạn cần đưa ra một cú hích để thúc đẩy quyết định “chốt đơn” của khán giả. Các cú hích này có thể là quà tặng, mã giảm giá hoặc ưu đãi độc quyền dành cho các khán giả đang theo dõi livestream. 

Bên cạnh đó, hãy nhấn mạnh những điểm hấp dẫn của món ăn, kèm theo các cảnh quay cận cảnh để kích thích thị giác và vị giác của khán giả. Qua đó thuyết phục họ mua hàng.

Kết thúc

Trước khi gửi lời cảm ơn và chính thức kết thúc buổi livestream, hãy nhắc lại những điểm hấp dẫn của món ăn cũng như nhấn mạnh thêm một lần nữa những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi đặt hàng. Đồng thời khuyến khích khán giả đặt hàng ngày để thưởng thức món ăn ngon với mức giá vô cùng ưu đãi chỉ có tại buổi live ngày hôm nay.

3.4. Kịch Bản Livestream Tặng Quà Cho Khách

Lưu Ý Khi Viết Kịch Bản Livestream Tặng Quà Cho Khách

Lưu ý khi lên kịch bản livestream tặng quà cho khách hàng

Khác với 3 kịch bản trên, kịch bản livestream tặng quà được thực hiện nhằm mục tiêu tăng tương tác, tăng độ nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm cũng như xây dựng lòng tin cho khách hàng. 

Thời lượng cho một phiên phát sóng trực tiếp tặng quà sẽ kéo dài từ 30 đến 60 phút, tùy vào số lượng quà tặng và các hoạt động mà bạn muốn thực hiện. Cấu trúc của một kịch bản livestream tặng quà sẽ gồm những phần sau:

Mở đầu

Phần mở đầu của livestream tặng quà cũng tương tự livestream bán hàng:

  • Mở đầu bằng lời chào và giới thiệu

“Chào mừng quý vị đã đến với buổi livestream của [Tên thương hiệu] ngày hôm nay. Tôi là [Tên người dẫn dắt], người sẽ đồng hành cùng các bạn trong buổi phát trực tiếp ngày hôm nay.”

“[Giới thiệu ngắn gọn về thương hiệu]. Hôm nay, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi livestream đặc biệt với nhiều phần quà hấp dẫn dành riêng cho các vị khán giả có mặt trong livestream ngày hôm nay.”

  • Khuấy động bầu không khí bằng một trò chơi nhỏ, hoặc giới thiệu khách mời tham gia livestream.

Giới thiệu về chương trình

  • Giải thích về thể lệ và cách thức tham gia chương trình

Ví dụ: bình luận, chia sẻ livestream, comment con số may mắn…

  • Nêu rõ số lượng và giá trị của từng giải thưởng
  • Khuyến khích người xem chia sẻ livestream trên các nền tảng mạng xã hội và mời người thân, bạn bè cùng tham gia chương trình
  • Tích cực tương tác với khán giả trước khi chính bắt đầu chương trình

Bắt đầu chương trình

Để đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ, công tâm nhất có thể, bạn nên:

  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ livestream có tính năng quay số may mắn, bốc thăm ngẫu nhiên…
  • Công bố danh sách những người trúng thưởng
  • Nhanh chóng liên hệ với người trúng giải thưởng để xác nhận lại thông tin và gửi quà tặng

Kết thúc

Để tạo ra một kết thúc tốt đẹp cho buổi livestream, hãy lưu ý những yếu tố sau:

  • Gửi lời cảm ơn đến các khán giả đã dành thời gian theo dõi và tham gia chương trình
  • Gửi lời chúc mừng đến các khách hàng đã may mắn trúng thưởng
  • Gợi mở về các buổi livestream và chương trình khuyến mãi tiếp theo
  • Một lần nữa gửi lời cảm ơn và khuyến khích các khách hàng tiếp tục theo dõi và ủng hộ cho thương hiệu của bạn

Như vậy, qua bài viết vừa rồi, Shop Cloud đã cùng bạn đọc tìm hiểu về các bước xây dựng kịch bản livestream bán hàng chuyên nghiệp, kèm theo một số mẫu kịch bản phổ biến mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng với những thông tin có trong bài, bạn đã nắm được cách tạo ra một kịch bản livestream bán hàng hiệu quả, giúp mang lại doanh thu khủng cho doanh nghiệp của mình.