Top 5 Cách Mở Rộng Thị Trường Kinh Doanh Hàng Đầu
hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn

Top 5 Cách Mở Rộng Thị Trường Kinh Doanh Hàng Đầu

Shop Cloud 4 Tháng Một, 2024
0
(0)

Khi đã đạt được sự ổn định và có chỗ đứng trên thị trường, nhiều doanh nghiệp sẽ có mục tiêu lớn hơn là mở rộng thị trường kinh doanh. Việc mở rộng thị trường kinh doanh có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy có những cách mở rộng thị trường kinh doanh hiệu quả nào cho doanh nghiệp? Hãy cùng Shop Cloud đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Lý Do Doanh Nghiệp Cần Mở Rộng Thị Trường Kinh Doanh

cách mở rộng thị trường kinh doanh

Lý do doanh nghiệp cần mở rộng thị trường kinh doanh

Mở rộng thị trường kinh doanh là một quyết định quan trọng ở doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần  đưa ra trong quá trình phát triển bền vững của mình. Việc mở rộng thị trường sẽ mới tới cho doanh nghiệp nhiều lợi ích:

1.1 Tăng doanh số và lợi nhuận

Mở rộng thị trường kinh doanh cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng khách hàng mới. Từ đó giúp mở rộng đối tượng tiêu thụ và tăng doanh số bán hàng. Khi có thêm khách hàng, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh thu. Việc này cũng mở ra cơ hội để doanh nghiệp tạo ra nguồn thu nhập mới từ nhiều nguồn. Đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo sự bền vững và phát triển của mình.

1.2 Giảm sự phụ thuộc vào thị trường hiện tại

Khi chỉ tập trung vào một thị trường nhỏ, doanh nghiệp dễ chịu ảnh hưởng bởi các biến động hoặc sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Mở rộng thị trường giúp giảm sự rủi ro không đáng có tới doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý. Không chỉ vậy giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

1.3 Tối ưu hóa tài nguyên

Khi hoạt động trên quy mô lớn hơn, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Nhờ vậy, quá trình nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với cách mở rộng thị trường chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể khai thác tối đa năng lực sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực như nhân công, máy móc, thiết bị,…

2. Dấu Hiệu Cho Thấy Doanh Nghiệp Nên Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh

cách mở rộng thị trường kinh doanh

Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp nên mở rộng quy mô kinh doanh

  • Doanh số bán hàng tăng trưởng: Doanh số bán hàng tăng trưởng đều đặn trong một thời gian dài là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có tiềm năng phát triển. Khi doanh số bán hàng tăng, doanh nghiệp nên mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của thị trường và duy trì tốc độ tăng trưởng.
  • Đội ngũ nhân viên mạnh mẽ: Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt huyết và gắn bó là yếu tố quan trọng để mở rộng quy mô kinh doanh thành công. Đội ngũ này sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng.
  • Có đầy đủ sự giúp sức từ các chuyên gia : Với việc mở rộng quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp sẽ cần nhiều chuyên gia pháp lý và tài chính hơn để hỗ trợ mở rộng hoạt động. Luật sư, kế toán là những chuyên gia cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp của bạn đang hoạt động hợp pháp.

Xem thêm bài viết >>> Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp

3. Top 5 Cách Mở Rộng Thị Trường Kinh Doanh Hàng Đầu Cho Doanh Nghiệp

cách mở rộng thị trường kinh doanh

Top 5 cách mở rộng thị trường kinh doanh hàng đầu cho doanh nghiệp

2.1. Tiếp thị và quảng bá

Đầu tiên, doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng bá hiệu quả. Điều này bao gồm:

  • Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ ở đâu, có nhu cầu gì… Đây được coi là yếu tố then chốt để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả.
  • Tăng cường sự hiện diện trên các kênh truyền thông: Để đưa sản phẩm đến gần với khách hàng. Doanh nghiệp cần thực hiện quảng bá trên nhiều kênh khác nhau. Ví dụ như: Website, mạng xã hội, Email Marketing, quảng cáo online, v.v.
  • Tạo nội dung thu hút: Hãy tạo những nội dung hấp dẫn, thu hút và có giá trị cho khách hàng. Nó sẽ giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và tạo dựng uy tín thương hiệu.
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt: Doanh nghiệp nên ưu tiên cung cấp những dịch vụ tốt để giữ chân khách hàng. Điều này cũng sẽ khuyến khích họ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cho bạn bè, người thân. 
  • Tổ chức các chương trình khuyến mãi: Để thu hút sự mua hàng của người tiêu dùng, doanh nghiệp nên sử dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá với những ưu đãi phù hợp. Bên cạnh việc tạo ưu đãi tại các điểm bán, doanh nghiệp cũng có thể tạo các chương trình tích điểm đổi quà trên Mini App trên Zalo, App thương mại điện tử của doanh nghiệp… Từ đó tạo cảm giác kích thích mua hàng cho khách hàng ngay cả khi mua trực tiếp tại cửa hàng hoặc mua online qua app.

2.2. Cải tiến sản phẩm, phát triển tính năng mới

Để thu hút khách hàng mới và tăng cường giá trị đối với khách hàng hiện tại, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc cải tiến sản phẩm hoặc phát triển tính năng mới. Sẽ giúp tạo ra sự khác biệt cũng như thúc đẩy sự quan tâm từ khách hàng.

  • Nghiên cứu thị trường: Trước tiên, doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và xu hướng thị trường. Tại đây, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm/dịch vụ cho phù hợp.
  • Áp dụng công nghệ mới: Nhà quản lý cần sử dụng công nghệ mới trong nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
  • Phát triển tính năng mới: Sản phẩm của doanh nghiệp cần bổ sung thêm các tính năng mới. Không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mang lại trải nghiệm tốt hơn.
  • Thiết kế bao bì đẹp mắt: Những sản phẩm được thiết kế đẹp mắt sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp có được ấn tượng tốt từ phía khách hàng.

2.3. Mở rộng dây chuyền

cách mở rộng thị trường kinh doanh

Mở rộng dây chuyền kinh doanh

Mở rộng dây chuyền sản xuất hoặc cung ứng có thể giúp doanh nghiệp tăng khả năng sản xuất. Và sẽ cung cấp hàng hóa theo quy mô lớn hơn. Đây cũng là một cách mở rộng thị trường kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, giúp doanh nghiệp  tối ưu hóa quá trình sản xuất. Để mở rộng dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp có thể:

  • Đầu tư vào trang thiết bị mới: Mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại để tăng năng suất.
  • Mở rộng nhà xưởng: Xây dựng thêm nhà xưởng để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng.
  • Thuê ngoài một số công đoạn sản xuất: Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp thuê ngoài. Không chỉ giúp tập trung vào những hoạt động cốt lõi mà còn giảm chi phí.

2.4 Hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp

Một điều quan trọng không thể thiếu trong quá trình mở rộng thị trường kinh doanh đó chính là sự hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp. Hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp khác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Bằng cách hình thành liên minh chiến lược, đối tác kinh doanh. Hoặc thậm chí mua lại hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực hoạt động. 

Để việc mở rộng thị trường kinh doanh đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp nên:

  • Hợp tác với các nhà cung cấp uy tín: Việc hợp tác với các nhà cung cấp uy tín giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cao và giá cả hợp lý.
  • Hợp tác với các nhà phân phối: Doanh nghiệp nên hợp tác với các nhà phân phối để mở rộng kênh bán hàng. Đồng thời giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng.
  • Liên kết với các doanh nghiệp khác: Liên kết với các doanh nghiệp khác để phát triển sản phẩm/dịch vụ mới hoặc cùng nhau tham gia thị trường mới.

2.5 Thâm nhập thị trường

Cách mở rộng thị trường kinh doanh cuối cùng, doanh nghiệp có thể xem xét việc thâm nhập vào các thị trường mới. Việc thâm nhập vào thị trường mới sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng quy mô kinh doanh. Để thâm nhập thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện các bước sau:

  • Nghiên cứu thị trường: Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu về thị trường mới đang phát triển như thế nào. Bằng cách nghiên cứu về văn hóa, luật pháp, thói quen tiêu dùng của người dân, v.v.
  • Xác định chiến lược thâm nhập thị trường: Sau khi nghiên cứu và quan sát thị trường, doanh nghiệp cần đưa ra được chiến lược phù hợp để thâm nhập thị trường mới phù hợp. Bao gồm về các vấn đề như: phát triển sản phẩm/ dịch vụ, quảng bá, đầu tư,…
  • Tuân thủ luật pháp địa phương: Doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định của thị trường mới. Luôn luôn thực hiện điều này để tránh gặp rắc rối.

4. 3 Điều Cần Lưu Ý Khi Mở Rộng Thị Trường Kinh Doanh

cách mở rộng thị trường kinh doanh

Điều cần lưu ý khi mở rộng thị trường kinh doanh

Để có cách mở rộng thị trường kinh doanh thành công, có những yếu tố quan trọng cần được xem xét:

  • Khả năng tiếp cận thị trường: Trước khi tiến vào một thị trường mới tiềm năng, doanh nghiệp cần đánh giá khả năng phân phối sản phẩm, nắm bắt số lượng và nhu cầu của khách hàng. Mở rộng thị trường đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để khai thác tối đa tiềm năng.
  • Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Để thành công trong việc thâm nhập thị trường, doanh nghiệp cần cung cấp sản phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu. Điều này đòi hỏi bộ phận chăm sóc khách hàng được đào tạo chuyên nghiệp. Đồng thời đảm bảo không quá tải công việc, tránh gây phản tác dụng.
  • Quảng bá sản phẩm và tiếp thị: Để đảm bảo sự thành công của một chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh thì doanh nghiệp cần tiếp thị, quảng bá hình ảnh sản thương hiệu. Sử dụng các kênh truyền thông phù hợp và tìm kiếm cách tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.

Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần xem xét những chiến lược này phù hợp. 

5. Kết Luận

Trên đây là chia sẻ của Shop Cloud về 5 cách mở rộng thị trường kinh doanh, nhằm đảm bảo cho thành công lâu dài của doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp ngay nhanh nhất!

Đánh giá bài đăng này?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.